LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN BIẾT

11

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành.

Chuyển đổi số chính là sự hội tụ của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của đổi mới sáng tạo. CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì CĐS khi đó mới là thành công.

Để đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia với ý nghĩa số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân – là ngôn ngữ của công nghệ thông tin và công nghệ số; gắn với chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình làm thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có từ y tế, giáo dục, lao động sản xuất, tiêu dùng

Chuyển đổi số là một quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xẩy ra và đang diễn ra, là một tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mọi  người dân cũng không ngừng thay đổi, thích nghi. Nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chính quyền số: có nghĩa là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.

Công dân số: Là  công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng. Chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.

Y tế số: Khám và chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân.

Giáo dục số: Nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến…

Xã hội số: Là xã hội có công dân tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số.

Kinh tế số: Kinh tế số là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công ngiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẽ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo sao sản phẩm “ Make in Vietnam”.

Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa dựa trên các nền tảng công nghệ số mà ta vẫn gọi là thương mại điện tử, ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn.

Với quyết tâm thực hiện thành công chuyển đổi số, Uỷ ban nhân dân phường Nguyễn Thị Minh Khai, đề nghị mỗi cán bộ, Đảng viên, mỗi công dân phải chủ động, tích cực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tham gia và phục vụ thành công chuyển đổi số trên địa bàn toàn phường.

 Nguyễn Thị Hiền